Rất khó để bạn rời khỏi phòng học yoga ấm áp và thanh tịnh. Khi bạn hỏi đại đa số những người tập yoga rằng vì sao họ thích tập bộ môn này thì bạn sẽ được nghe phần lớn câu trả lời là vì người tập cảm thấy thật khoẻ khoắn và giúp thanh lọc cơ thể.
Không cần phải chờ đến lớp học đầu tiên, cùng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh sinh lý học của các tư thế yoga và những lợi ích của việc có nhiều bài tập yoga Asana với những lợi ích khác nhau tác động lên cơ thể.
Và để xây dựng một trình tự để thải độc, điều quan trọng là phải tìm hiểu hệ thống của cơ thể mà chúng ta cần thanh lọc và loại động tác nào sẽ tác động lên hệ thống đó. Vì vậy tất cả những gì chúng ta cần là chọn ra một vài động tác từ nhóm các bài tập asana. CFYC sẽ giới thiệu với bạn các tư thế yoga sẽ giúp thanh lọc cơ thể.
Các tư thế Yoga giúp bạn thanh lọc cơ thể
1. Tư thế Yoga Ngồi vặn mình
Bất cứ động tác nén và chuyển động nhẹ phần thân trên điều chắc chắn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Đây một trong các tư thế yoga giúp detox hiệu quả. Các động tác vặn mình thường được liên hệ với việc thải độc, và việc vặn mình tới mức độc tố được thải ra khỏi gan là điều dường như không thể. Bất cứ động tác nén và chuyển động nhẹ phần thân trên đều chắc chắn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Và xem xét đến vai trò quan trọng của việc đào thải chất độc hại khỏi cơ thể, thì chúng ta càng đào thải độc tố từ hệ tiêu hoá và ruột càng nhiều thì sức mạnh thanh lọc cơ thể càng tốt hơn.
Ngồi ngay ngắn với cả hai chân chống xuống sàn khép sát vào nhau. Ngực hơi ưỡn về phía đùi. Đặt bàn tay phải lên thảm và ra đằng sau, có thể đặt các ngón tay chạm thảm hoặc nguyên lòng bàn tay chạm thảm. Đưa cùi chỏ tay trái vòng qua đầu gối phải, vặn người về hướng tay phải và ra sau nếu có thể. Ngực mở, không nhấc mông. Giữ tư thế ít nhất trong 5 nhịp thở, giãn người khi hít và cố gắng vặn sâu hơi khi thở ra.
Sau 5 nhịp thở, đổi bên
Tìm hiểu thêm: 6 Lợi ích khi tập Yoga từ bậc thầy Yoga Ấn Độ của CFYC bạn muốn biết
2. Tư thế Yoga vặn người kiểu chiếc ghế
Các động tác vặn mình thường có thể giúp thanh lọc cơ thể.
Đối với động tác vặn mình cực đại này thì bạn sẽ bắt đầu bằng tư thế chiếc ghế. Hãy đảm bảo rằng hai ngón chân cái bạn chạm nhau và bạn có thể nhìn thấy ngón chân qua khỏi gối. Chắp hai bàn tay lại theo tư thế Anjali đặt giữa ngực, và móc khuỷu tay trái ra bên ngoài đùi phải khi bạn xoay người về bên phải.
Giữ đầu gối cố định, và nhấn mạnh lực lên hai lòng bàn tay để xoắn sâu người hơn. Mở ngực và hơi hướng lên trên để hai ngón cái chạm ngực khi bạn xoay vai. Sau 5 nhịp thở, trở về tư thế ban đầu. Và đổi bên.
Tìm hiểu thêm: 5 tư thế Yoga giúp cơ thể dẻo dai
3. Gập người về trước với massage bụng
Với tư thế gập người sẽ giúp nhẹ nhàng kích thích ruột
Nén và ép lực lên vùng bụng là những gì chúng ta sẽ thực hiện trong động tác này. Thêm một chút massage nhẹ với tay nắm là một cách tuyệt vời để giúp mọi thứ chuyển động tốt hơn.
Đứng thẳng với hai chân dang rộng bằng hông và tay nắm lại, đặt nắm tay trước hông. Giữ cho cột sống thẳng, gập người về phía trước, đầu qua khỏi gối, gối hơi cong hoặc duỗi thẳng nếu có thể. Để cơ thể trở lại hoàn toàn thả lỏng, đầu và cổ thả lỏng, không cần dùng lực.
Nếu bạn không cảm thấy áp lực từ nắm đấm vào vùng bụng thì khụy gối để bụng áp đùi, áp nhẹ nấm đắm tay lên cơ bụng dưới. Sau đó xoay vòng với nắm đấm để nhẹ nhàng kích thích ruột, để giúp thanh lọc cơ thể..
Giữ đó ít nhất 5 nhịp thở trước khi trở về tư thế ban đầu.
Tìm hiểu thêm: Các bài tập Yoga giúp bạn tăng cân, tăng cơ.
4. Tư thế tượng nhân sư với gối cuộn
Tư thế này tốt cho hệ tiêu hóa và là một bài tập ưu thích khi bạn bị đầy hơi hoặc uể oải, thiếu năng lượng.
Tư thế này cũng giống như những tư thế bụng chạm sàn, ngực mở, đều tốt cho hệ tiêu hóa và là một bài tập ưu thích khi bạn bị đầy hơi hoặc uể oải, thiếu năng lượng.
Hãy lấy một chiếc khăn và cuộn tròn nó lại với bề rộng vừa với thân bạn hoặc có thể dài hơn. Đặt nó vào giữa tấm thảm tập để khi bạn nằm xuống thì phần rốn chạm ngay vào khăn.
Đưa hai cánh tay hướng về trước, vai song song với khuỷu tay và bàn tay chạm sàn. Ép nhẹ các đầu ngón chân xuống thảm khi bạn đưa đầu lên hướng về trước, căng nhẹ cột sống. Nhắm mắt lại và giữ ít nhất 5 nhịp thở. Hãy để cho chiếc khăn tác động chức năng thần kỳ nho nhỏ của mình lên hệ tiêu hóa của bạn khi bạn hít thở xuống bụng.
Sau vài nhịp thở, di chuyển khăn lên xuống một vài cm đến xương ngực và lặp lại động tác,
Tìm hiểu thêm: Những động tác cực khó của Yoga - PURNA CHAKRASANA
5. Tư thế con chó với 3 chân
Tư thế tuyệt vời này giúp máu huyết lưu thông và giảm sự tụ máu, tăng tuần hoàn máu và dịch bạch huyết giúp thanh lọc cơ thể.
Sự đảo ngược rất có lợi cho cơ thể chúng ta theo nhiều cách khác nhau, nhưng đôi khi khó tiếp cận nếu chúng ta là người mới tập. Động tác con chó hướng xuống, 1 chân trụ và chống hai tay là một tư thế tuyệt vời để máu huyết lưu thông và giảm sự tụ máu, tăng tuần hoàn máu và dịch bạch huyết trong toàn bộ cơ thể của bạn.
Bắt đầu trong tư thế này bằng cách giữ cố định chắc chắn bàn tay và vai, giữ khoảng cách giữa hai tay với các ngón tay mở rộng, hai bàn chân mở rộng hơn hông. Khi hít vào, ấn mạnh lòng bàn tay xuống thảm, nhấc gót chân trái đưa chân trái ra sau và lên cao.
Giữ đầu thấp hơn vai và ấn vào bàn tay để kéo dài toàn bộ cơ thể, thẳng tay, thẳng gối, tạo thành một đường thẳng từ gót chân đến cánh tay như hình.
Giữ ở đây khoảng 5 nhịp thở sau đó đổi bên.
Tìm hiểu thêm: 3 tư thế Yoga cho những người có cơ thể không dẻo dai
6. Tư thế gập người chân mở rộng
Động tác đảo ngược dành cho người mới bắt đầu.
Một trong các tư thế yoga cũng đảo ngược dành cho từ người mới bắt đầu đến những người đã tập chuyên sâu, đó chính là tư thế gập người về trước.
Dang rộng hai chân và hai bàn chân đặt song song với nhau, chạm vào mép thảm. Đặt hai tay lên hông và khi bạn hít vào, dùng hai tay vươn người lên cao.
Khi thở ra, giữ lưng thẳng và gập người về trước. Hoặc bạn giữ tay ở hông, hoặc bạn đặt tay song song với vai và chạm sàn, lòng bàn tay chạm sàn càng tốt.
Đứng yên tại chổ hoặc bắt đầu di chuyển tay về phía sau để các ngón tay thẳng hàng với các ngón chân và nếu bạn có thể thì hãy khuỵu cùi chỏ để đưa người xuống sâu hơn. Thư giãn và thả lỏng toàn bộ phần lưng trong khi giữ thẳng gối và cố định cơ thể.
Giữ đó trong 5 nhịp thở, và sau đó đặt tay lên hông đưa người trở về tư thế ban đầu, trong lúc di chuyển vẫn luôn giữ thẳng cột sống.
Tìm hiểu thêm: Bài tập Yoga giúp bạn giảm cân, thải độc cơ thể và chỉnh dáng đẹp
7. Tư thế dựa chân lên tường
Học cách hít thở sâu và tăng dung tích phổi ảnh hưởng tích cực đến mức độ căng thẳng và làm tăng cường sự thanh lọc cơ thể.
Tư thế phục hồi này có thể được sử dụng như một cách để đảo ngược và dành thời gian để làm chậm hơi thở của bạn giúp làm dịu tâm trí. Việc học cách hít thở sâu và tăng dung tích phổi là điều quan trọng không chỉ trong việc tối đa hóa lượng oxy nạp vào từng tế bào và mô của cơ thể, mà nó còn ảnh hưởng tích cực đến mức độ căng thẳng và làm tăng cường sự thanh lọc cơ thể.
Và khi mức độ căng thẳng của bạn giảm xuống, tất cả các hệ thống trong cơ thể bao gồm thể chất, cảm xúc và năng lượng - sẽ được chuẩn bị tốt hơn để hoạt động tiếp trong sự hài hòa hoàn hảo, để bạn cảm thấy như được nâng cấp thành một phiên bản tốt hơn.
Một chiếc gối hoặc chăn đặt dưới phần xương hông của bạn trong tư thế này sẽ làm tăng sự tuần hoàn ngược và cho phép bạn thư giãn hoàn toàn trong tư thế.
Đặt một mặt của chiếc chăn đã được gấp lại dựa vào tường. Bạn sẽ ngồi dọc tường sao cho vai phải và chân phải chạm tường. Như thể bạn đang muốn ngồi lên tường, đặt sát hông chạm vào tường. Di chuyển chân của bạn từ từ trường lên tường, hông đặt lên chăn/gối.
Bạn có thể đặt hai chân dang rộng hoặc giữ bàn chân thư giãn hướng lên trần thẳng dựa vào tường tùy ý.
Nhắm mắt và đặt 1 tay lên bụng, 1 tay lên ngực và hướng tâm trí vào nhịp thở. Theo dõi nhịp thở của bạn trước khi bạn bắt đầu hít thở sâu hơn bằng cách sử dụng kỹ thuật đếm trong việc hít vào thở ra. Hít vào thật sâu vào mũi và xuống phổi trong 5 nhịp đếm. Giữ hơi thở trong cuốn họng trong 5 nhịp đếm, sau đó từ từ thở ra bằng mũi trong 5 nhịp đếm.
Lặp lại bài tập thở này càng lâu càng tốt, cho phép cơ thể bạn được thảnh thơi và tâm trí được thanh tịnh.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của Yoga
Ảnh: Doyouyoga.com
Phương Thảo (Calipso)