Dưới góc độ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”. Và Thiền định đúng phương pháp sẽ đem đến cho người tập rất nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Do vậy, người thực tập thiền đúng phương pháp sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong sức khỏe, giúp bạn đạt được sự tĩnh lặng, thư thái bên trong tâm hồn. Mỗi tư thế Yoga thiền định đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi người luyện tập nắm rõ để trong quá trình học tập đem lại hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo 6 tư thế Yoga thiền phổ biến nhất.
Tư thế Yoga Ngồi Xếp Bằng
Đây là tư thế đầu tiên và cũng là tư thế dễ nhất trong các tư thế ngồi Thiền, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, lưng thẳng, mắt nhắm và tay thả lỏng trên hai đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội.
Tư thế Thiền định này thường chỉ dành cho những ai mới bắt đầu “chập chững” học thiền, chưa thể ngồi thiền cho mình theo những kiểu dáng và tư thế phức tạp hơn. Hoặc nó chỉ dành cho những người cao tuổi xương khớp không còn độ dẻo dai, khó uốn để thiền. Vì thế mà phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho họ.
Lưu ý: giữ tư thế ngồi Thiền đúng cách, giữ lưng thẳng để cột sống không bị chùn xuống và ngã người về phía trước.
Ảnh: Elle
Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để chinh phục tư thế Yoga Chim Bồ Câu?
Đọc thêm bài viết: Thực đơn giảm cân trong 1 tuần
Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose)
Vị trí Miến Điện là một vị trí tốt cho người mới bắt đầu vì nó dễ dàng thực hiện và dễ dàng hơn cho việc khoanh chân. Ở tư thế Thiền Định này, hai chân bạn xếp chéo nhau đặt trên đệm. Phương pháp này đơn giản và hiệu quả Ngồi Thiền được lâu hơn. Bạn có thể chọn lựa tư thế này hoặc tư thế Xếp Bằng khi mới tập Ngồi Thiền. Để tạo sự ổn định hơn nữa, bạn có thể để cho cẳng chân nằm phẳng trên mặt đất. Điều này tạo ra một chân trụ rất ổn định, dễ dàng, tự nhiên.
Đầu gối trên sàn nhà, được thả tự nhiên. Bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, vượt qua ở trung tâm, ở phía trước. Bàn tay bạn đặt trên đùi (không phải là đầu gối), hai cách tay thư giãn. Tư thế này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng đệm đều được.
Ảnh: Yogapose
Tư thế Yoga Bán Liên Hoa (Half Lotus Pose)
Gọi là Ngồi Bán Liên Hoa là bởi vì tư thế này nằm ở giữa tư thế Ngồi Thiền đơn giản và tư thế Ngồi Thiền phức tạp nhất. Bạn chỉ cần ngồi xuống và gác một chân lên bắp chân kia. Thiền với tư thế này có thể giúp cho bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay gù lưng khi bạn Thiền sâu.
Và để có thể thực hành được dễ dàng mà không bị đau nhức chân thì trước khi ngồi xuống, bạn hãy khởi động bằng một vài động tác cơ bản nhằm thả lỏng cơ đùi, háng và các khớp cổ chân, lưng. Thời gian ban đầu chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc đau nhức do căng cơ gây ra. Nhưng hãy kiên trì tập luyện mỗi ngày để có thể nhanh đạt đến độ cao nhất của Thiền định bạn nhé.
Ảnh: Yogajournal
Tư thế Yoga Kiết Già (Full Lotus Pose)
Tư thế Thiền Kiết Già (hay còn gọi là tư thế Hoa Sen) là tư thế thích hợp nhất cho việc Ngồi Thiền. Để ngồi được Kiết Già, ban đầu bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Đây là tư thế rất khó, nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu.
Nhưng bù lại, đây chính là phương pháp Thiền Định tốt cho sức khỏe của bạn nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt đến ngưỡng cửa mà bạn mong muốn nhất trong Thiền.
Ảnh: Yogakula
Tư thế Ngồi Kiểu Nhật Bản (Seiza Pose)
Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó:
Kiểu ngồi Seiza được coi là bắt nguồn từ việc kết hợp tác pháp của các tư thế: Ngồi Thiền của Phật giáo và kiểu ngồi chầu trước Shogun. Seiza là cách ngồi chuẩn tắc lễ nghi của người Nhật. Ở tư thế ngồi này, hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì trong khả năng có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép , mắt nhìn về phía trước.
Ảnh: Intridge
Đọc thêm bài viết: Tổng hợp những hình ảnh luyện tập Yoga đáng ngưỡng mộ của các nam Yogi
Tư thế Ngồi Thiền Trên Ghế (Chair Pose)
Ngồi Thiền trên ghế cũng đem lại nhiều lợi ích như tính tiện lợi khi mà có thể ngồi thiền bất kì đâu, như khi bàn đang làm việc, khi đang ngồi chờ đợi ai đó hay đơn giản khi đang ngồi. Phương pháp Thiền ĐỊnh này bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh hoặc có thể là giờ nghỉ trưa, tốt nhất là nên tìm một nơi yên tĩnh ít người qua lại. Không nhất quyết là phải ngồi trên bàn làm việc, chúng ta cũng không phải ngồi khoanh chân hay ngồi kiết già mà chỉ cần ngồi đâu đó là được.
Với tư thế này, bạn hãy giữ chân vai rộng của bạn ngoài trên sàn nhà. Trường hợp gặp vấn đề với lưng bạn thì hãy nên sử dụng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Cả hai bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn ngay bên dưới đầu gối của bạn khoảng một góc 90 độ, nếu cần sử dụng cần một tấm đệm để nâng cao chân của bạn.
Ảnh: Celebzz
Trung tâm Yoga Plus khuyên bạn: Khi tập luyện các tư thế Yoga Thiền định, điều quan trọng nhất đó là ngồi thiền đúng cách. Luôn luôn giữ lưng thật thẳng là ghi chú quan trọng hàng đầu. Lưng cong sẽ cản đi dòng năng lượng luân chuyển bên trong xương sống của bạn làm giảm sự tập trung. Các cơ trên mặt, cánh tay nhất định phải được thả lỏng. Không gồng, không cố giữ cố định bộ phận nào ngoại trừ giữ thẳng xương sống.
Và dù ngồi ở bất kể tư thế nào, bạn cũng phải luôn giữ lưng thật thẳng. Bởi khi thiền sâu sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống tới não. Nếu lưng cong sẽ ngăn cản dòng năng lượng này làm suy giảm hơi thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí.
Yoga Plus- Trung tâm huấn luyện Yoga chuyên nghiệp. Ảnh: Yoga Plus
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều điều khó khăn, không như ý. Và chỉ có một tâm hồn bình an cùng Thiền định mới tạo ra sức mạnh từ ngay bên trong để ta vượt qua và chiến thắng những thử thách. Đó chính là lợi ích mà Thiền định mang lại. Đăng ký ngay các lớp Yoga Thiền tại Trung tâm Yoga Plus bạn nhé.
Chloe Vinh (CALIPSO)
ĐỌC THÊM: 5 tư thế Yoga giúp bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn
----
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI HÌNH YOGA THÚ VỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM YOGA PLUS Ở VIỆT NAM:
Trung tâm Yoga Plus Aeon Mall Bình Tân:
Tầng 2, số 01 đường số 17A, khu phố 11,
P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Hotline: (028) 7309 2999
Trung tâm Yoga Plus Thảo Điền Pearl Plaza:
Tầng 3, 12 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM.
Hotline: (028) 7303 1999
Trung tâm Yoga Plus Tòa nhà Handico:
Tầng 4, đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 7309 3999
FB Fanpage: https://www.facebook.com/yogaplusvn/