logo

Khi nhắc đến những điều nên làm khi đến phòng tập chúng ta có thể dễ dàng liệt kê ra như tuân theo phương pháp tập luyện, luyện tập thông minh hay tập trung tối đa vào mỗi bài tập. Thế nhưng những điều không nên làm thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 6 điều rất quan trọng mà bạn không nên làm tại phòng tập.

1.Ngồi nghỉ sau các bài tập chân

Bạn vừa kết thúc một set của bài tập chân, những gì bạn nghĩ lúc đó là ngồi xuống ghế nghỉ một lát. Đúng, bạn có thể đỡ mỏi khoảng vài giây nhưng việc ngồi nghỉ lâu sẽ có thể làm phản tác dụng phục hồi. Hành động này cũng giảm lượng máu cung cấp đến các cơ. Máu hỗ trợ quá trình giải phóng và chuyển hóa các chất gây mệt mỏi, vì vậy bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Giữ nhịp thở và cố gắng di chuyển, sẽ giúp giải phóng những sản phẩm phụ (ion hydrogen) tiết ra trong quá trình tập luyện với cường độ cao khiến cơ bắp mệt mỏi.

2.Chỉ làm theo bài tập của người khác

Bạn biết rằng con người nhiễm virus gây bệnh nhanh như thế nào? Và điều đó cũng giống những gì diễn ra trong phòng tập. Khi một người tập lâu năm thực hiện sai về kỹ thuật của một động tác, không lâu sau đó nhiều người trong phòng tập sẽ làm theo và dẫn đến sai lầm tập thể. Quan sát là một cách tốt để học những bài tập mới nhưng chỉ là bước đầu. Để thực sự làm đúng các bài tập khó, hãy tìm đến dữ liệu của những trang web thể hình uy tín hoặc tốt nhất là tìm lời khuyên từ chuyên gia hoặc huấn luyện viên cá nhân.

6-sai-lam-can-tranh-tai-phong-tap

Hãy tìm đến sự trợ giúp của HLV để có kết quả tốt nhất

3.Cố che giấu khuyết điểm về chân của bạn

Một số người chỉ tập chân vào đêm muộn khi chỉ còn ít người chú ý đến mình. Nếu bạn có một đôi chân to, hãy nhìn vào khuyết điểm đó và đấu tranh với nó, hãy nỗ lực gấp đôi để cải thiện vóc dáng thay vì cố che giấu nó. Xây dựng cơ thể hoàn hảo không chỉ là tập ngực hay cánh tay, hãy dành 1-2h mỗi tuần để thực hiện những bài tập chân nặng. Nếu vượt qua được sự mặc cảm và tập luyện nghiêm túc bạn sẽ có được thành công.

4.Lãng phí thời gian với chiếc điện thoại

Đây là một thói quen của rất nhiều người tập thậm chí cả HLV trong khi nghỉ giải lao giữa các bài tập. Nó làm lãng phí rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cũng như tập luyện. Bạn nên tích cực theo dõi quá trình luyện tập, không mang theo điện thoại trong lúc tập vì nó sẽ làm bạn phân tâm bởi những trang mạng xã hội hay những tin nhắn từ bạn bè. Hơn nữa bạn sẽ có thể gặp những rủi ro trong tập luyện, hãy sử dụng thời gian đó để phục hồi hoặc giao lưu với những người trong phòng tập.

5.Tăng trọng lượng tạ nâng quá sớm

Một số người tập luyện chăm chỉ nhưng lại không biết được đâu là điểm khởi đầu tốt cho mình. Họ nghĩ rằng nâng tạ nặng với nhiều lần sẽ giúp cơ bắp tăng nhanh thế nhưng khi bắt đầu tạ nhẹ thậm chí sẽ làm cơ bắp phát triển đều hơn. Hãy chọn một mức tạ phù hợp để bắt đầu, sau khi có thể thực hiện dễ dàng hãy tăng sức nặng của bài tập lên dần. Có thể tăng cân nặng và số lần nâng hay giảm thời gian giải lao. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia. 6-sai-lam-can-tranh-tai-phong-tap-1

6.Luôn đặt cơ thể ở trạng thái thoải mái khi tập

Chúng ta làm mọi thứ để cuộc sống được thoải mái nhưng thoải mái trong luyện tập sẽ không giúp chúng ta thành công. Tập luyện phải theo cơ sở khoa học, khi ta tăng sức nặng cho bài tập cùng với đó là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, cơ bắp sẽ phát triển lớn hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng khi bạn chỉ tập với một cường độ vừa phải và giữ cơ thể thoải mái trong một thời gian dài, sự thích ứng của cơ bắp với những bài tập nặng hơn sẽ rất khó khăn.

Nhật Huy

Nguồn: bodybuilding.com

Model: Hồ Vĩnh Khoa

 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH