logo

 

Có người cho rằng ngồi bắt chéo chân là biểu tượng của quyền uy, có người cho rằng đây là dáng ngồi phản khoa học gây đau chân, vậy đâu là đáp án cuối cùng?

 

Thói quen bắt chéo chân đã trở thành một trong những nét đặc trưng của phụ nữ, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Nhưng bạn đã hiểu biết hết lợi, hại về tự thế ngồi đặc trưng này chưa?

 

BẮT CHÉO CHÂN VÀ NGUY CƠ GIÃN TĨNH MẠCH

 

Nhiều người cho rằng, dáng ngồi bắt chéo chân chính là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch. Thật ra, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến giãn tĩnh mạch và tư thế ngồi bắt chéo chân chỉ góp 1 phần nho nhỏ khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Chứng giãn tĩnh mạch mang tính di truyền, vì thế, bạn có 70% nguy cơ mắc phải nếu gia đình bạn đã có tiền sử giãn tĩnh mạch từ trước. Lười vận động, ngồi sai tư thế (ngồi khom lưng, lệch xương sống,...) và ngồi bắt chéo chân trong quá lâu cũng dẫn đến giãn tĩnh mạch. Tuy phải mất một thời gian rất dài (từ 10 – 15 năm), các thói quen xấu ấy mới hình thành nên chứng giãn tĩnh mạch, bạn vẫn nên loại bỏ các nguy cơ bằng cách chăm chỉ vận động, ngồi thẳng lưng, bỏ hút thuốc,...

 

BẮT CHÉO CHÂN VÀ HUYẾT ÁP CAO

 

Trong một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã liên kết mối quan hệ giữa việc ngồi bắt chéo chân và nguy cơ tăng huyết áp. Sự thực, khi vắt chéo chân, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên đôi chút (do một số mạch máu ở chân bị chèn, đòi hỏi lượng máu truyền về tim nhanh hơn). Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ mau chóng trở lại trạng thái bình thường khi đặt chân trở về vị trí bình thường.

Lưu ý sau khi ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài, hãy đứng dậy đi dạo hoặc căng giãn cơ thể bắp chân không bị tê, mỏi chân.

 

TÁC HẠI CỦA VIỆC NGỒI BẮT CHÉO CHÂN TRONG THỜI GIAN DÀI

Liên tục ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài (từ 2 – 4 tiếng mỗi ngày trong nhiều năm ) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư thế và đặc biệt là xương sống của bạn, dễ khiến cơ thể bị lệch trọng tâm dẫn đến vẹo cột sống. Không chỉ thế, việc lệch trọng tâm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa cũng như mức độ căng thẳng.

 

Để hạn chế thói quen ngồi bắt chéo chân, bạn nên:

- Tránh ngồi tư thế này liên tục trong 10-15 phút.

- Sau mỗi 30 phút, đứng dậy và đi lại nếu được.

- Sắm một chiếc ghế hỗ trợ phần lưng.

- Cố gắng giữ 2 bàn chân trên đất và đầu gối tạo một góc 90 độ với mặt sàn.

 

Mia Trần (tổng hợp)

BÀI VIẾT HỮU ÍCH